Mục lục
Timer trong điều hòa là chế độ cho phép người dùng thiết lập thời gian bật/tắt điều hòa tự động theo nhu cầu riêng cá nhân. Ví dụ bạn có thể bật máy vào lúc 8 giờ sáng để tạo không khí mát mẻ và tắt lúc 12 giờ đêm nhằm tiết kiệm điện.
Sử dụng chế độ Timer điều hòa mang lại nhiều lợi ích gồm:
1. Dễ dàng kích hoạt hoặc tắt thiết bị linh hoạt theo lịch trình, thói quen cá nhân vào thời gian cụ thể trong ngày, tuần hoặc thậm chí theo từng tháng.
2. Bằng cách thiết lập hẹn giờ, máy chỉ hoạt động lúc cần thiết, tránh việc vận hành suốt ngày đêm làm giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm chi phí điện.
3. Timer giúp giảm thiểu tình trạng máy hoạt động liên tục, máy được nghỉ ngơi nếu không cần thiết, giảm quá tải, khả năng hỏng hóc từ đó tăng tuổi thọ.
4. Bạn không cần gián đoạn giấc ngủ để thức dậy, điều chỉnh máy, mang lại sự tiện lợi, thoải mái cho giấc ngủ, giúp ngủ sâu và trọn vẹn hơn.
5. Cài chế độ Time máy lạnh chỉ cần vài thao tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn trong việc quản lý thiết bị, giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
Để sử dụng nút Timer trên máy lạnh bạn làm theo hướng dẫn sau:
B1: Giữ nút Clock điều khiển.
B2: Nhấn mũi tên lên/xuống để điều chỉnh thời gian đúng thời gian thực.
B3: Nhấn lại nút Clock để lưu.
Hẹn giờ bật điều hòa là tính năng điều khiển máy tự bật và làm mát sau 1 thời gian, giúp bạn chuẩn bị sẵn 1 căn phòng thoải mái nghỉ ngơi trước khi đi làm về.
Cách hẹn giờ bật được thực hiện như sau:
B1: Trong khung TIMER, giữ và ấn nút ON.
B2: Dùng 2 nút mũi tên lên/xuống điều chỉnh thời gian. Khi dàn lạnh thiết bị phát tiếng “bíp” đèn báo đồng hồ hiển thị sáng ở remote là thành công.
B3: Chờ đèn Timer của máy sáng là bạn cài thành công rồi đó.
Chế độ hẹn giờ tắt cho phép máy tự động ngắt sau 1 thời gian sử dụng, giúp bạn tiết kiệm điện, bảo vệ sức khỏe đặc biệt đêm về nhiệt độ ngoài trời giảm.
Để cài hẹn giờ tự động tắt tuân theo các bước:
B: Trong khung TIMER đồ mót, ấn vào nút và màn hình sẽ hiển thị thời gian tắt OFF TIMER.
B2: Sử dụng mũi tên lên/xuống của khung TIMER để cài thời gian tắt.
B3: Đèn Timer điều hòa nhấp nháy vàng tức là bạn cài thành công.
Để tắt chế độ Timer máy lạnh chỉ cần:
Bước 1: Trên khung TIMER remote bạn ấn nút CANCEL.
Bước 2: Xem xét thử dòng ON TIMER hoặc OFF TIMER điều khiển và đèn Timer dàn lạnh đã biến mất chưa, nếu rồi thì đã thành công trong việc tắt.
1. Không thể thực hiện đồng thời tính năng bật và tắt hẹn giờ điều hòa. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể cài đặt một chức năng hẹn giờ trong một thời điểm.
2. Trường hợp đang lập trình thời gian và máy bị mất điện/ngắt nguồn, thông tin cài đặt trên bộ điều khiển từ xa sẽ tự động xóa. Tuy nhiên, dữ liệu vẫn sẽ lưu trữ tại remote, do đó bạn chỉ cần thực hiện lại bước cài đặt khi có nguồn điện trở lại.
3. Chế độ hẹn giờ không có tính năng lặp lại, nếu muốn cài phải điều chỉnh tay.
4. Nên cân nhắc thời gian đặt giờ hợp lý, không dài quá hay ngắn nhằm tránh lãng phí điện năng, bảo vệ sức khỏe, kiểm tra sau cài để đảm bảo tính chính xác.
5. Một số dòng điều hòa được thiết kế với chế độ Timer khác nhau. Ví dụ trên remote Panasonic, Daikin, LG, Funiki, Media… có nút Timer ON và OFF còn SK Sumikura và 1 vài hãng khác chỉ có nút TIMER cài 2 chức năng mở/tắt.
Những câu hỏi thường gặp1. Máy lạnh báo lỗi Timer là gì?Máy lạnh báo lỗi Timer là tình trạng thường gặp khi nó gặp sự cố kỹ thuật. Đèn Timer lúc này sẽ nhấp nháy một số lần tương ứng các mã lỗi khác nhau giúp bạn phát hiện nguyên nhân, từ đó đưa ra cách sửa chữa kịp thời. Một số mã lỗi Timer thường gặp là:
Để sửa lỗi nháy đèn timer điều hòa cần liên hệ trung tâm sửa chữa bảo hành, không nên tự tháo rời, kiểm tra nhằm tránh nguy cơ giật điện, hỏng hóc nặng nề. 2. Nên hẹn timer trên máy lạnh khi nào?a. Trước khi bạn ra ngoài từ 15 – 30 phút nhằm hạn chế bị sốc nhiệt. b. Vào buổi sáng sớm không cần thiết, thời điểm từ 0h đến 7h sáng. c. Trước/sau đi làm về. |