Cây cao su là một loại cây thân gỗ, được biết đến với tên khoa học là Hevea brasiliensis, nổi tiếng với khả năng tạo ra nguồn kinh tế ổn định nhờ vào chất lỏng từ vỏ cây, thường được gọi là mủ (nhựa cây). Thông thường, mủ được người ta thu hoạch và sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất cao su tự nhiên.
Mủ là một chất lỏng màu trắng hoặc màu đục được thu hoạch được từ cây cao su tự nhiên sau khi cây đủ tuổi, thường khoảng 5 – 7 năm kể từ khi trồng. Mủ được rút từ cây thông qua các đường chạy đặt biệt được tạo ra ở trên vỏ cây.
Sau khi thu hoạch, mủ cao su sẽ được xử lý để sản xuất ra các sản phẩm cao su tự nhiên, latex và các sản phẩm khác ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chẳng hạn như sản xuất lốp xe, dụng cụ y tế va nhiều ứng dụng quan trọng.
Sản lượng mủ cao su trên 1ha khoảng từ 1000kg đến 1500kg tương đương từ 1 tấn cho đến 1.5 tấn/ năm, hoặc thậm chí hơn thế nữa lên đến 1.9 tấn. Theo đó thì 1 ha cao su mật độ bình quân có thể trồng được khoảng 550 cây.
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sản lượng mủ cao su, bao gồm giống cây, điều kiện thời tiết, đất đai, quản lý cây trồng, phương pháp thu hoạch, dịch bệnh, độ tuổi, chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây như thế nào.
Lựa chọn những giống cây cao su có khả năng chịu sâu bệnh, thích hợp với điều kiện thời tiết cụ thể thường có khả năng sinh trưởng cho ra lượng mủ cao hơn.
Các yếu tố như lượng mưa, nhiệt độ, điều kiện thời tiết cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cao su, do đó sản lượng mũ bị ảnh hưởng ít nhiều. Loại cây này phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới ẩm có nhiệt độ từ 22 – 30 độ C (lý tưởng nhất là 26 – 28 độ C). Cây cần mưa nhiều tốt nhất là 2.000mm nhưng không dài ngày bởi nó không chịu được sự úng nước, gió mạnh. Thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến năng suất mủ.
Loại đất, độ ph, cấu trúc đất đều quan trọng, đất trồng cây cao su cần có độ dốc dưới 30, cao dưới 700m so với mực nước biển, đất có chứa đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo thoát nước tốt sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây.
Phương pháp chăm sóc cây, cách quản lý cũng ảnh hưởng đến sản lượng. Việc kiểm soát sâu bệnh, cắt tỉa đúng cách, quản lý nước là quan trọng. Cần thường xuyên làm sạch cỏ dại mọc định kỳ, tỉa chồi, đưa ra phương án phòng cháy.
Thu hoạch mủ cao su cũng ảnh hưởng đến sản lượng. Cần tuân thủ kỹ thuật cạo mủ cao su đúng cách, đúng thời gian để đảm bảo lượng mủ chảy ra nhiều hơn. Ngoài ra chú ý cân nhắc phương pháp cạo mủ phù hợp bằng tay hoặc khí Ethylene.
Những bệnh dịch phấn trắng lá, Corynespora, đốm mắt chim, nấm hồng, nứt vỏ Botryodiploidia, khô miệng cạo và sâu bệnh: câu cấu ăn lá, sâu róm, sâu đo, nhện đỏ nhện vàng, sâu ăn vỏ, mối, rệp ráp có thể gây hại đến cây, làm suy giảm sức khỏe, ảnh được cây phát triển có tốt không và sản lượng mủ cao su cao không.
Sự cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, chẳng hạn như bón phân cho cây đúng liều lượng cũng quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sản xuất mủ cao su.
Độ tuổi cây cũng ảnh hưởng đến sản lượng mủ cao su, theo đó cây sẽ cho ra năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 – 25 sau đó ít dần và ngừng sản xuất khi 26 tuổi.
Mủ cao su là chất lỏng tự nhiên được thu hoạch từ cây cao su (Hevea brasiliensis). Chủ yếu, mủ cao su được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật và dân dụng như lốp xe, băng truyền, đế giày, và nhiều sản phẩm khác. Sau khi thu hoạch, mủ cao su thường được xử lý để loại bỏ nước và các chất cặn khác, sau đó được hình thành và xử lý thành các sản phẩm cao su khác nhau.
Cách chăm sóc cây cao su cho ra mủ nhiều đạt được sản lượng mủ cao gồm: làm cỏ, tủ gốc, tỉa chồi, phòng chống cháy cùng với bón phân cho cây. Để đảm bảo quá trình trồng thuận lợi đạt hiệu quả cao, cần thực hiện các cách sau:
Làm cỏ trên hàng ở vị trí cách gốc mỗi bên 1m, tần suất 3 lần năm, với cỏ gần gốc cây thì nhổ thủ công để tránh làm lại cho rễ vào năm đầu tiên. Từ năm thứ 2 – năm thứ 5 làm cỏ 4 lần năm còn năm thứ 6 đến năm thứ 8 làm cỏ 2 lần năm.
Đối với cỏ mọc ở giữa hàng, cần duy trì thảm cỏ ở mặt đất khoảng 15 – 20cm. Năm 1, phát cỏ 2 lần năm, năm 2 trở lên phát cỏ 4 lần năm. Để tiết kiệm thời gian, công sức hoặc nhân công cần ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ, hạn chế cuốc cày.
Vào cuối mùa khô trong năm đầu tiên cần tạo tủ gốc cho cây bằng cách dùng cây họ đậu, rơm, rạ, thân cỏ dại để giữ ẩm, giúp rễ phát triển tốt. Hãy tủ gốc ở vị trí cách cây 10cm, bán kính của tủ gốc 1m, độ dày tối thiểu 10cm.
Tỉa các loại chồi thụ sinh hoặc chồi ngang càng sớm càng tốt sau khi trồng, điều này sẽ giúp chồi ghép phát triển mạnh mẽ, đảm bảo sự cân đối.
Thường xuyên dọn sạch cỏ gần gốc cây vào mùa cao su rụng lá, lá trên cây có thể rụng nhiều nên thu gom lại mang đến nơi xa để đốt, xử lý. Tránh việc đốt gần cây có thể gây nguy cơ cháy nhanh khó mà khắc phục kịp thời.
Công việc bón phân cũng nên chú ý thường xuyên, tùy thuộc vào độ tuổi của cây mà người thực hiện có thể cân nhắc việc bón lượng phân phù hợp.
Bón phân vô cơ: Thực hiện đều đặn 2 lần/năm. Lần đầu vào mùa mưa khoảng tháng 4 – 5, sử dụng khoảng 2/3 lượng phân cần sử dụng. Lần thứ hai vào thời điểm mùa mưa khoảng tháng 10, sử dụng 1/3 lượng phân còn lại.
Bón phân hữu cơ: Bón 1 lần/năm, sử dụng khoảng 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoai mục cho 1 ha cao su hàng năm hoặc bón hữu cơ với lượng 2-3kg/cây.