Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp thấy rất khó khăn khi tiến hành sát nhập doanh nghiệp. Những thủ tục, giấy tờ rất phức tạp và nhiêu khê đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình sát nhập doanh nghiệp này. Đó cũng là lý do mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hợp tác với dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ để việc sát nhập được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
1. Sát nhập doanh nghiệp là gì ?
Trước khi tìm hiểu về quy trình sát nhập doanh nghiệp, ta cùng tìm hiểu về khái niệm của sát nhập doanh nghiệp trước.
Sát nhập doanh nghiệp là việc kết hợp hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhau lại với nhau. Việc này thường diễn ra giữa 2 hay nhiều doanh nghiệp có thường có cùng quy mô với nhau thành một công ty mới.
2.Ưu điểm của việc sát nhập doanh nghiệp
-Gíup cho quy mô của doanh nghiệp được mở rộng.
-Tập trung được đa dạng các nhóm đối tượng.
-Tập trung lại được nhiều thị trường, nguồn nhân lực và thế mạnh cạnh tranh của các sản phẩm.
-Gỉam thiểu được chi phí hoạt động.
-Nâng cao được giá trị doanh nghiệp.
3. Quy trình sát nhập doanh nghiệp
Quy trình sát nhập doanh nghiệp như sau:
-Các bên phải gặp nhau tiến hành bàn bạc, bàn bạc và thống nhất về nội dung của Hợp đồng sáp nhập cũng như bảng dự thảo điều lệ của công ty.
-Sau khi đã đạt được những thỏa thuận về Hợp đồng sát nhập và bản dự thảo điều lệ thì sẽ tổ chức cuộc hợp để công bố và tiến hành sáp nhập theo quy định của pháp luật.
-Hợp đồng sát nhập phải gửi tới cho tất cả chủ nợ và tất cả người lao động trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày thông qua.
-Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đăng kí doanh nghiệp cũng là lúc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn sẽ nhận được các quyền và lợi ích hợp pháp theo đúngq uy định của pháp luật. Mặt khác cũng phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp bị sát nhập.
-Cơ quan đăng kí kinh doanh có trách nhiệm cập nhật tình trạng của doanh nghiệp bị sát nhập trên trên cơ sở dữ liệu quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp cũng như những thau đôi liên quan.
-Còn trong trường hợp trụ sở của doanh nghiệp bị sát nhập đặt ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp sát nhập thì việc thông báo đến cơ quan đăng kí doanh nghiệp của doanh nghiệp bị sát nhập sẽ thuộc về cơ quan đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp nhận sát nhập. Họ sẽ lo về việc cập nhật thông tin trên cơ sở dũ liệu quốc gia.
Trên đây là những điều cần biết về quy trình sát nhập doanh nghiệp.