Tư vấn gia đình
Xây dựng gia đình hạnh phúc
NEWS  |  TAGS

  • Doanh nghiệp
  • Đặc Điểm Của Sáp Nhập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Đặc Điểm Của Sáp Nhập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Ở Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được thành lập khá nhiều. Trong quá trình kinh doanh vì những lý do khách quan hoặc chủ quan mà hoạt động sáp nhập doanh nghiệp tư nhân diễn ra đáp ứng xu thế của nền kinh tế đất nước.

Hiện nay việc thành lập các doanh nghiệp thường được các dịch vụ thành lập doanh nghiệp thực hiện trọn gói từ việc soạn hồ sơ đến việc nhận giấy phép và kê khai các giấy tờ liên quan đến thuế. Chúng ta cùng tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân qua các thông tin sau đây nhé.

Doanh nghiệp tư nhân là  doanh nghiệp do cá  nhân đăng ký thành lập và làm chủ, chịu mọi trách nhiệm về tài sản và hoạt động kinh doanh của công ty.  Có thể thấy việc sáp nhập doanh nghiệp chính là việc kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại vào một công ty khác lớn mạnh hơn bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập . Việc sáp nhập doanh nghiệp đang gây nhiều băn khoăn và tranh cãi cho giới chuyên môn cũng như cho chính bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.

thành lập doanh nghiệp tư nhân

 Vấn đề sáp nhập doanh nghiệp tư nhân diễn ra khi một doanh nghiệp tư nhân lớn thu mua lại doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh yếu hơn, thậm chí là đang thua lỗ. Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp tư nhân được xem như hành động “cá lớn nuốt cá bé”, kẻ mạnh chiến thắng trong cuộc ganh đua về kinh tế. Thực chất, không thể có sự sáp nhập giữa 02 công ty tư nhân  mà doanh nghiệp mua phải tiến hành đăng ký thay đổi chủ  nghiệp tư nhân nếu muốn tiếp quản doanh nghiệp mới.

Khác với việc hợp nhất doanh nghiệp là tạo ra một công ty mới thì sáp nhập doanh nghiệp tư nhân sẽ xóa tên doanh nghiệp bé , đồng thời mở rộng thị trường của doanh nghiệp lớn thêm. Nếu hoạt động hợp nhất  được diễn ra giữa 02 doanh nghiệp khác loại , ví dụ như giữa doanh nghiệp tư nhân với  công ty trách nhiệm hữu hạn…thì  việc sáp nhập doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện được bởi đơn thuần nó là sự thay thế chủ doanh nghiệp mà ở đây người chủ chính là các doanh nghiệp lớn, mạnh về khả năng kinh tế.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp thì việc sáp nhập phải được thực hiện giữa các công ty cùng loại. Tuy nhiên, việc xác định được như thế nào là công ty cùng loại cũng gây nhiều khó khăn với các doanh nghiệp khi bản thân luật pháp Việt Nam không có những văn bản  nào quy định rõ ràng.

Như vậy, việc sáp nhập doanh nghiệp tư nhân không hề đơn giản và dễ hiểu như chúng ta nghĩ. Các doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập cũng phải  có sự tìm hiểu các văn bản pháp luật hoặc có sự hỗ trợ của bộ phận tư vấn pháp luật để có những hướng đi đúng, tránh việc vi phạm các quy định của pháp luật một cách đáng tiếc.