Tư vấn gia đình
Xây dựng gia đình hạnh phúc
NEWS  |  TAGS

Bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter

Bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc sửa chữa máy lạnh bằng cách cung cấp thông tin về các vấn đề hoạt động và giải pháp sửa chữa tối ưu. Kiểm tra mã lỗi trước khi gọi thợ sửa chữa giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh Beko inverter

Bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter

Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh Beko inverter có thể gặp phải những sự cố như không còn làm mát hoặc hơi lạnh yếu đi, phát ra tiếng ồn, chảy nước ở trên dàn lạnh và thậm chí ngưng hoạt động hoàn toàn. Đây là những vấn đề thường gặp trong quá trình sử dụng khiến người dùng khó chịu, thậm chí cảm thấy lo lắng. Vì vậy việc kiểm tra lỗi và sửa chữa vấn đề sẽ mang lại sự thoải mái cho người dùng đồng thời giúp thiết bị hoạt động tốt và ít hư hỏng.

Nếu như trước đây, khi máy hư hỏng mọi người sẽ có xu hướng liên hệ ngay đến các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa hoặc trung tâm bảo hành của hãng ngay lập tức thì hiện nay dòng máy lạnh hiện đại đã trang bị thêm tính năng hiển thị mã lỗi ngay trên thiết bị.

Để kiểm tra lỗi, bạn chỉ cần tắt máy và quan sát các mã lỗi xuất hiện trên màn hình hiển thị. Các mã lỗi này sẽ bao gồm chữ cái kết hợp với con số chẳng hạn như E1, E3, C3, P0, P1. Thông qua những ký tự này, người dùng có thể rà soát ý nghĩa ở trên bảng mã lỗi điều hòa máy lạnh Beko inverter và tìm giải pháp sửa chữa tương ứng để tiết kiệm thời gian tháo lắp kiểm tra.

Bảng mã lỗi của máy lạnh Beko inverter

Các mã lỗi được liệt kê dưới đây là những lỗi cơ bản và nghiêm trọng mà có thể xảy ra ở bất kỳ dòng máy lạnh đến từ Beko. Thường gây ra bởi sự cố liên quan đến main mạch hoặc máy nén, những mã lỗi này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng hoạt động của thiết bị.

Mã lỗi liên quan board mạch và máy nén

Dưới đây là bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverer liên quan đến board mạch và máy nén:

Mã lỗi

Ý nghĩa

Hậu quả

E1

Lỗi này liên quan đến cảm biến nhiệt độ trong dàn lạnh.

Cảm biến và các bộ phận liên quan như Main mạch sẽ có nhiệm vụ kiểm soát hiệu quả nhiệt độ của môi chất làm lạnh. Từ đó đảm bảo cho điều hòa có thể cung cấp ngưỡng nhiệt đúng yêu cầu người dùng.

E3

Đây là sự cố máy nén bị lỗi.

Lỗi máy nén đặc biệt nghiêm trọng. Ví bộ phận này đóng vai trò trung gian giữa dàn nóng và dàn lạnh. Chính vì vậy, nếu máy nén hỏng thì cũng không đảm bảo được hiệu quả làm lạnh cho điều hòa.

C3

Mã lỗi nghiêm trọng

Trong bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter, mã C3 liên quan đến hiệu quả làm lạnh của điều hòa. Điều hòa không chạy do những nguyên nhân đến từ quạt dàn lạnh, quạt cục nóng, gas hoặc do main mạch bị sự cố. Cần liên hệ bảo hành gấp để đảm bảo hiệu quả sử dụng của thiết bị.

P0

Lỗi P0 báo hiệu máy bị hỏng board mạch

Nếu bạn đang thắc mắc bảng mã lỗi máy lạnh inverter nào nghiêm trọng nhất thì đây chính là câu trả lời. Mã lỗi P0 cho thấy điều hòa đã hỏng board mạch và không thể tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người dùng vẫn cố sử dụng có thể dẫn đến chập cháy. Thậm chí không thể sửa lỗi được và phải thay mới.

P1

Lỗi block máy lạnh

Lỗi P1 ở điều hòa Beko là lỗi liên quan đến block máy. Block máy ngừng hoạt động và điều hòa không thể nào hoạt động được.

Sự cố này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như do block vận hành lâu ngày dẫn đến hư hỏng, chập điện. Hoặc do người dùng sử dụng điều hòa quá tải. Hoặc do lỗi cục nóng quá nóng. Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có hướng khắc phục thật toàn diện để khắc phục lỗi.

P4

Lỗi này chính là sự cố hư hỏng main mạch của điều hòa.

Đây cũng là một trong những mã lỗi máy lạnh Beko inverter phức tạp nhất. Khi xuất hiện lỗi này, điều hòa sẽ không cảm biến nhiệt độ được và không làm lạnh được theo yêu cầu của người dùng.

 

Hầu hết các sự cố nghiêm trọng và phổ biến ở máy lạnh Beko đề cần được kiểm tra và khắc phục bởi trung tâm bảo hành chuyên nghiệp. Do đó, khi xuất hiện 6 mã lỗi trên, người dùng nên liên hệ đến đơn vị điều hòa Beko gần nhất để được hỗ trợ.

Bảng mã lỗi các dòng máy BKL và BKC

Ngoài các lỗi trên, mỗi dòng điều hòa sẽ xuất hiện những mã lỗi tương ứng. Nếu bạn đang sử dụng dòng BKL, BCL thì có thể tham khảo bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter sau:

Bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter

Mã lỗi

Nguyên nhân

Lỗi E1

 Lỗi về cảm biến nhiệt ở dàn lạnh

Lỗi E2

Lỗi về cảm biến nhiệt ở thiết bị bat bơi

Lỗi E3

Sự cố lỗi này liên quan đến việc máy nén bị hỏng, điều hòa ngưng hoạt động.

Lỗi E5

Lỗi E5 đến từ sự cố kết nối của các mô đun bên trong và bên ngoài.

Lỗi 1E

Xuất hiện lỗi này do cảm biến nhiệt độ không khí bên ngoài điều hòa gặp sự cố.

Lỗi 2E

Hư hỏng hoặc xuất hiện lỗi ở cảm biến nhiệt độ ngưng tụ. 

 

Đối với các dòng máy còn lại

Các model còn lại cũng sẽ xuất hiện một vài mã lỗi riêng, bạn có thể tham khảo bảng sau:

Mã lỗi

Nguyên nhân

 Ff03

Nhiệt độ thiết bị ngưng tụ lạnh hơn so với thông thường, rối loạn điều khiển nhiệt độ ở remote.

 Ff04

Ngược lại với mã lỗi 03. Lúc này thiết bị ngưng tụ sẽ nóng hơn bình thường.

 Ff06

Sự cố liên quan đến quạt trong dàn lạnh.

 Ff07

Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng.

 Ff08

Cảm biến nhiệt độ thiết bị bay hơi có sự cố hư hỏng cần khắc phục.

 Ff09

Cảm biến nhiệt độ thiết bị ngưng tụ bị hỏng, cần kiểm tra sửa chữa thay mới.

 

Gặp lỗi máy lạnh nên tự sửa hay thuê thợ?

Với bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter đã kể trên, có thể thấy rất nhiều lỗi, vấn đề từ thiết bị xảy ra trong quá trình sử dụng. Vậy nếu gặp các lỗi này là người dùng thông minh bạn nên tự sửa để tiết kiệm chi phí hay thuê thợ là tốt nhất?

Nên tự sửa với các vấn đề đơn giản

Bạn có thể tự sửa chữa những lỗi nhỏ của máy lạnh, chẳng hạn như lọc bụi bẩn hoặc thay pin của điều khiển từ xa. Ngoài ra, nếu bạn là người có kiến thức về điện tử và có kinh nghiệm sửa chữa máy lạnh, bạn có thể tự kiểm tra và thay thế các bộ phận như ống đồng, quạt và cảm biến.

Liên hệ với trung tâm bảo hành

Bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter

Tuy nhiên, nếu lỗi của máy lạnh liên quan đến các bộ phận phức tạp hơn như máy nén, block máy hoặc bo mạch chủ, bạn nên thuê thợ sửa chữa để đảm bảo an toàn và tránh gây thêm tổn hại cho thiết bị. Ngoài ra, nếu máy lạnh của bạn vẫn đang trong thời gian bảo hành, nên liên hệ với đại lý của hãng để được hỗ trợ và sửa chữa miễn phí.

Như vậy, có thể thấy bài viết bảng mã lỗi máy lạnh Beko inverter là một bài viết hữu ích cung cấp cho người dùng các mã lỗi khác nhau, mỗi mã đại diện cho một vấn đề cụ thể cho người dùng để xác định nguy hại đến từ thiết bị và thực hiện sửa chữa một cách nhanh chóng và hiệu quả.