Tư vấn gia đình
Xây dựng gia đình hạnh phúc
NEWS  |  TAGS

  • Chia sẻ
  • Công tác huấn luyện an toàn tại các làng nghề nước ta

Công tác huấn luyện an toàn tại các làng nghề nước ta

Trước sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình làng nghề tại nước ta dù mang lại cuộc sống người dân ổn định và phát triển hơn nhưng cũng từ đó mà lộ ra rất nhiều bất cập và yếu kém đặc biệt là công tác huấn luyện an toàn bị bỏ ngỏ nghiêm trọng. Vậy thực tế thực trạng mất ATVSLĐ hiện nay như thế nào?

Trước làn bão công nghiệp hóa khiến cho làng nghề thủ công ngày xưa nay đã được cải tiến và mở rộng hơn rất nhiều điều đó còn góp phần xóa đói giảm nghèo cộng thêm nguồn thu lớn cho kinh tế của nước ta. Tính đến nay, có khoảng hơn 2000 làng nghề hoạt động rộng khắp trên các lĩnh vực: Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và da, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm với hệ thống chăn nuôi và giết mổ; ngành khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da; làng nghề tái chế phế liệu và các nhóm ngành nghề khác… Nhờ đó đã giúp đỡ hàng triệu người lao động tham gia và tăng kim ngạch xuất khẩu từ làng nghề đạt tới 1,5 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, nó cũng như các ngành nghề khác cũng mang lại những hậu quả, rủi ro tiềm ẩn nên huấn luyện an toàn sẽ vô cùng cần thiết.

Liên quan mạnh mẽ nhất là yếu tố ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động hơn nữa còn là bụi, ồn, hóa chất độc hại,… Tất cả đều do nhận thức của người dân về các ngành nghề mình đang hoạt động vẫn áp dụng công nghệ lạc hậu vốn đầu tư không có nên việc cải tiến công nghệ cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại gần như không thể. Trong khi diện tích hộ gia đình kinh doanh rất hạn hẹp cận kề các khu dân cư, hệ thống các xưởng làm việc tạm bợ, thiếu ánh sáng, ...  Vật phẩm không theo tổ chức cùng dây chuyền làm việc nặng nhọc không chuyên nghiệp. Hầu như việc đầu tư cho điều kiện làm việc không được quan tâm, công tác huấn luyện an toàn trước những hậu quả trên gần như không có. Hoặc nếu ở một số hộ gia đình có áp dụng công tác ATVSLĐ nhưng vẫn rất sơ sài, mang tính hình thức thậm chí còn không có nơi để tổ chức huấn luyện cho công nhân, người lao động một cách chi tiết và cụ thể. Khi có tai nạn lao động xảy ra thì không thông báo cho các cơ quan chức năng đến khi điều tra thì lý do đủ các kiểu....

Trước thực trạng nguy hiểm trên thực sự rất cần đến sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương những người làm trong công tác xã hội hóa để giúp họ nhận thức rõ hơn nữa về vai trò của huấn luyện an toàn. Đặc biệt, có thể tuyên truyền khuyến khích mọi người tham gia phân theo cấp mô hình quản lý an toàn vệ sinh lao động.